0

Hội chứng trầm cảm cười: Nụ cười ẩn giấu sự bất ổn | Safe and Sound

Hội chứng trầm cảm cười là một loại rối loạn trầm cảm đặc biệt, đặc trưng bởi cách che giấu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đằng sau nụ cười, thái độ sống lạc quan và vui vẻ. Bác sĩ tâm lý cho biết, mặc dù có vẻ ngoài luôn hạnh phúc nhưng bản thân họ đang phải đối mặt với những giằng xé nội tâm, mặc cảm tội lỗi và bi quan về tương lai.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Hội chứng trầm cảm cười là gì?

Hội chứng trầm cảm cười (Smiling Depression) được bác sĩ tâm lý định nghĩa là một dạng rối loạn trầm cảm đặc biệt, thường gặp ở những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài. Người bệnh luôn cố gắng tìm cách che giấu cảm xúc thật của bản thân, họ luôn cố tỏ ra vui vẻ, yêu đời, lạc quan trong mọi tình huống, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Đối với những trầm cảm thông thường, bác sĩ tâm lý cho biết biểu hiện đặc trưng đó chính là khí sắc trầm, cảm xúc buồn, chán nản, ủ rũ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống kéo dài, bệnh nhân sẽ dần mất hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, không muốn trò chuyện hay tiếp xúc với mọi người.

Ảnh 1: Hội chứng trầm cảm cười đặc trưng bởi tình trạng che giấu cảm xúc sau nụ cười, thái độ lạc quan và vui vẻ

So với các dạng trầm cảm thông thường, bác sĩ tâm lý khuyến cáo, trầm cảm cười gây ra những hệ lụy nặng nề hơn do những người xung quanh không nhận thức được sự bất thường về cảm xúc, nhận thức và hành vi của người bệnh. Thậm chí, không ít người còn tỏ ra ngưỡng mộ trước cuộc sống hoàn hảo và tâm lý luôn lạc quan, năng động của người bệnh. Nếu bác sĩ tâm lý không thể phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng và nguy hiểm hơn là tự sát.

2.   Dấu hiệu nhận biết hội chứng trầm cảm cười

Theo bác sĩ tâm lý, người mắc chứng trầm cảm cười vẫn có các triệu chứng trầm cảm đặc trưng như buồn bã sâu sắc, chán nản, mặc cảm, tội lỗi và bi quan. Người bệnh cảm nhận rõ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bản thân nhưng cố gắng che giấu thông qua nụ cười và các cảm xúc tích cực.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười gồm:

  • Buồn bã, chán nản: Đây là những biển hiện thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng. Cảm xúc buồn bã thường kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian nhưng bác sĩ tâm lý không thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trầm cảm cười cũng làm khiến thói quen ăn uống bị thay đổi. Đa phần bệnh nhân thường ăn ít và chán ít do giảm vị giác. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý cũng cho biết, một số bệnh nhân có thể ăn uống quá mức và thay đổi sở thích ăn uống một cách đột ngột. Vì thay đổi thói quen ăn uống nên bệnh nhân thường tăng hoặc giảm cân nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

Ảnh 2: Vẻ ngoài và nội tâm của người bệnh hoàn toàn đối nghịch

  • Thay đổi giấc ngủ: Tương tự như thói quen ăn uống, giấc ngủ cũng có sự thay đổi khi mắc hội chứng trầm cảm cười. Người bệnh có thể ngủ nhiều quá mức hoặc bị mất ngủ, ngủ chập chờn. Theo bác sĩ tâm lý, một số bệnh nhân có thể sợ hãi không muốn ngủ vì gặp phải ác mộng với nội dung là lời buộc tội và trừng phạt bản thân do những tội lỗi đã gây ra.
  • Bi quan, tuyệt vọng: Khi ở một mình, người bệnh thường suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra với cái nhìn bi quan, luôn đổ lỗi cho bản thân và ám ảnh quá mức về việc sẽ bị trừng phạt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có cái nhìn tiêu cực, tuyệt vọng về hiện tại và tương lai.
  • Mất hoặc giảm hứng thú với các hoạt động: Bác sĩ tâm lý cho biết, người mắc hội chứng trầm cảm cười cũng có biểu hiện giảm hoặc mất hứng thú với các hoạt động xung quanh – ngay cả với những sở thích trước đây. Tuy nhiên trước mặt người khác, bệnh nhân luôn thể hiện sự năng động và tràn đầy năng lượng.
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi: Điểm chung của bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm là cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm năng lượng dẫn đến giảm các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, với bệnh trầm cảm cười, bệnh nhân cố gắng che lấp sự mệt mỏi và buồn bã của bản thân nên thường tỏ ra năng động, nhiệt huyết. Điều này khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái suy nhược và mệt mỏi trầm trọng.
: Hội chứng trầm cảm cười: Nụ cười ẩn giấu sự bất ổn | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound